Giới thiệu hđđt tct

Trang chủ > Giới thiệu

Giới thiệu thông tin hóa đơn điện tử TCT

Theo quy định của Bộ tài chính, 6 tỉnh/thành phố đầu tiên sẽ triển khai áp dụng hóa đơn điện tử là: Hà Nội, TP. HCM, Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Thọ và Bình Định. Theo đó, từ tháng 11/2021 triển khai áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) mới sẽ áp dụng đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên địa bàn trên (trừ một số trường hợp không đủ điều kiện theo quy định).

Việc triển khai áp dụng HĐĐT mới được thực hiện theo quy định về HĐĐT tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ và Thông tư số 78/2021/TT-BTC ngày 17/9/2021 của Bộ Tài chính.

TCT Invoice là đơn vị được Tổng cục Thuế lựa đáp ứng đủ các tiêu chí quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư số 78/2021/TT-BTC trong số các tổ chức có văn bản đề nghị ký hợp đồng cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử để triển khai tại 6 tỉnh/thành phố: Hà Nội, TP. HCM, Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Thọ và Bình Định.

=> Xem thêm Chi tiết tài liệu tại đây đứng thứ 38

TCT Invoice sẵn sàng chuyển đổi, nâng cấp hóa đơn điện tử mới theo Thông tư 78 cho Quý Doanh nghiệp ngay khi Tổng cục Thuế xác nhận hoàn thành việc kết nối. Để được tư vấn và hỗ trợ thêm về chuyển đổi hóa đơn điện tử theo Thông tư 78, Quý Doanh nghiệp vui lòng đăng ký thông tin tư vấn hoặc liên hệ

Nhằm thực hiện mục tiêu Chính phủ điện tử và chuyển đổi số của quốc gia, Chính Phủ đã giao cho Bộ Tài chính cần tiến hành thực hiện hóa đơn điện tử trên toàn quốc. Do đó, chuyển đổi hóa đơn điện tử đã trở thành xu hướng tất yếu của mọi doanh nghiệp Việt.

Phần mềm hóa đơn điện tử TCT-Invoice được Công ty TNHH Hóa đơn điện tử TCT phát triển tuân thủ Nghị định 119/2018/NĐ-CP, Thông tư 32/2011/TT-BTC, Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Phần mềm hóa đơn điện tử TCT-Invoice tích hợp đầy đủ các tính năng cho quy trình tạo lập, gửi hóa đơn cho khách hàng bằng phương tiện điện tử, giúp giảm chi phí, thời gian cho doanh nghiệp. Phần mềm TCT-Invoice hỗ trợ đầy đủ các mẫu hóa đơn: 01GTKT, 02GTTT, 07KPTQ, … theo quy chuẩn của Tổng cục Thuế. Phần mềm còn cho phép doanh nghiệp tự thiết kế mẫu hoá đơn, chủ động đưa hình ảnh thương hiệu của đơn vị mình lên hóa đơn. Với phần mềm TCT-Invoice, doanh nghiệp được hỗ trợ phát hành hóa đơn điện tử một cách nhanh chóng ngay trên phần mềm và theo đúng quy định.

Sử dụng phần mềm TCT-Invoice mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp như: giảm chi phí in ấn, lưu trữ và vận chuyển hóa đơn, bảo mật an toàn dữ liệu. Doanh nghiệp thực hiện tạo lập hóa đơn điện tử cho khách hàng một cách đơn giản, chính xác nhờ cơ sở dữ liệu thông tin doanh nghiệp đã được tích hợp sẵn trên phần mềm. Việc ký số lên từng hóa đơn điện tử hoặc ký điện tử cùng lúc cho nhiều hóa đơn đã lập cũng trở lên dễ dàng hơn. Sau khi lập hóa đơn, phần mềm cho phép tự động gửi hóa đơn cho khách hàng thông qua các phương tiện điện tử như: email, SMS.....

Doanh nghiệp khi áp dụng hóa đơn điện tử từ phần mềm TCT-Invoice còn được hỗ trợ nhiều mẫu báo cáo thống kê, mẫu báo cáo phục vụ kê khai thuế và các tiện ích khác khi lập hóa đơn.

TCT-Invoice linh hoạt tích hợp truyền nhận dữ liệu từ hệ thống SAP, ERP, CRM, phần mềm bán hàng, phần mềm kế toán,... các tính năng cho phép doanh nghiệp thống kê, báo cáo, xuất dữ liệu ra các chương trình khai thuế như HTKK, TVAN..

Với trên 9 năm kinh nghiệm triển khai cho 10.000 doanh nghiệp, chúng tôi hiểu rằng ngoài giải pháp phần mềm phục vụ đầy đủ các yêu cầu nghiệp vụ, doanh nghiệp rất cần dịch vụ hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời, chuyên nghiệp trong quá trình sử dụng. Chính vì vậy, các doanh nghiệp khi sử dụng phần mềm của công ty TCT sẽ được hỗ trợ nhanh chóng, chuyên nghiệp 24/7 tại bất kỳ thời điểm nào khi gặp khó khăn.

Về bản chất, hóa đơn điện tử cũng giống như hóa đơn giấy, là loại chứng từ kế toán do các tổ chức, cá nhân kinh doanh lập để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo đúng như quy định của Luật kế toán. Tuy nhiên, nó lại khác ở phương thức thể hiện.

Tại Khoản 2, Điều 3 của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP, Chính Phủ đã định nghĩa hóa đơn điện tử chính là loại hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử. Theo đó, các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sẽ tiến hành tạo lập hóa đơn điện tử để ghi nhận thông bán hóa, cung cấp dịch vụ rồi ký số, ký điện tử theo đúng pháp luật bằng các phương tiện điện tử.

Hóa đơn điện tử sẽ bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

Lưu ý rằng, trong quá trình sử dụng, để tránh những nhầm lẫn, vi phạm đáng tiếc có thể xảy ra, các đơn vị kinh doanh phải phân biệt rõ hóa đơn điện tử có mã và hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế.

Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là loại hóa đơn điện tử đã được cấp mã bởi cơ quan thuế trước khi đơn vị kinh doanh sử dụng. Nó bao gồm cả trường hợp hóa đơn đã được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là loại hóa đơn số do các đơn vị kinh doanh tạo lập và gửi đến cho bên mua nhưng không có mã của cơ quan thuế. Nó bao gồm cả trường hợp các hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

2. Hóa đơn điện tử có những loại nào?

Căn cứ vào Điều 5 của Nghị định số 113/2020/NĐ-CP, hóa đơn điện tử hiện có loại cơ bản:

- Hóa đơn giá trị gia tăng

Hóa đơn GTGT điện tử là loại hóa đơn sẽ áp dụng với bên bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ có thực hiện kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Hóa đơn GTGT điện tử trường hợp này sẽ bao gồm cả các hóa đơn GTGT khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế.

- Hóa đơn bán hàng

Hóa đơn bán hàng điện tử là hóa đơn được áp dụng với bên háng hóa, cung cấp dịch vụ có thực hiện khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Hóa đơn bán hàng điện tử sẽ bao gồm cả trường hợp được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

- Các loại hóa đơn khác

Các loại hóa đơn điện tử khác sẽ bao gồm: Tem điện tử, thẻ điện tử, vé điện tử, phiếu thu điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử hay các chứng từ điện tử khác cũng có nội dung tuân thủ đáp ứng đầu đủ các tiêu thức đối với một hóa đơn điện tử.

Tuy nhiên, để đảm bảo tính hợp lệ và hợp pháp khi sử dụng, các loại hóa đơn điện tử trên bắt buộc phải tuân theo định dạng dữ liệu chuẩn được quy định bởi Bộ Tài chính.

3. Quy định nội dung bắt buộc với hóa đơn điện tử

Hiện nay, ngoại trừ những trường hợp được hướng dẫn riêng bởi Bộ Tài chính thì tất cả các hóa đơn điện tử đều phải đảm bảo tuân thủ đầy đủ các nội dung dưới đây thì mới hợp pháp và hợp lệ khi doanh nghiệp sử dụng:

- HĐĐT phải có tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn và số hóa đơn;

- HĐĐT phải có tên, địa chỉ và mã số thuế của người bán;

- HĐĐT phải có tên, địa chỉ và mã số thuế của người mua (nếu người mua có mã số thuế);

- HĐĐT phải có tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế GTGT, tổng số tiền thuế GTGT theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế GTGT và tổng tiền thanh toán đã có thuế GTGT nếu là hóa đơn GTGT;

- HĐĐT phải có chữ ký số, chữ ký điện tử của bên bán và bên mua;

- HĐĐT phải có thời điểm lập hóa đơn;

- HĐĐT phải có mã của cơ quan thuế nếu là hóa đơn điện tử cõ mã của cơ quan thuế;

- HĐĐT phải có phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu thương mại, khuyến mại (nếu có) và một số nội dung khác (nếu có) theo đúng quy định pháp luật hiện hành.

CÔNG TY HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ TCT

  • Địa chỉ: 114-116 Lưu Chí Hiếu, Phường Tây Thạnh,Quận Tân Phú, TP.HCM

  • Tổng đài HTKH: 0938 090346

  • Website: www.tctinvoice.com